You are here:Home » Content-marketing » Checklist cho người viết quảng cáo

Checklist cho người viết quảng cáo

Checklist cho người viết quảng cáo
 Quảng cáo nước lau kính Glassex – lau sạch đến nỗi kính trong suốt, cá bơi phải đội mũ bảo hiểm vì… không thấy ^___^.

Bạn lúng túng và rối tung lên mỗi khi có quá nhiều việc phải hoàn thành một lúc? Khi đó, lập bảng checklist và tuần tự đánh dấu từng việc đã làm xong là một cách kinh điển và hữu hiệu để giải quyết vấn đề.

Tương tự, khi phân tích kỹ một mẩu quảng cáo, bạn sẽ nhận thấy rằng có rất rất nhiều yếu tố lắt nhắt, “nhỏ nhưng có võ”, vì chúng góp phần tạo nên tính hiệu quả cho mẩu quảng cáo đó, nhưng nhiều khi chúng ta lại quên béng. Trong loạt bài này tôi muốn cung cấp cho các bạn bảng checklist gồm 32 yếu tố dành cho việc viết quảng cáo, được tổng hợp từ nhiều tài liệu trên Internet về copywriting, để bạn có thể dễ dàng tự soạn ra những bài quảng cáo thật hiệu quả về sản phẩm hoặc dịch vụ của chính mình.

Đây là 32 yếu tố được đúc kết từ TẤT CẢ thể loại viết quảng cáo. Nên hiển nhiên, bạn không nhất thiết phải có đủ 32 yếu tố này, mà phải dựa trên thể loại và độ dài của quảng cáo mà chọn lọc những yếu tố phù hợp nhất với điều kiện, khả năng mà bạn có cũng như hiệu quả bạn mong đợi.

1. Câu hỏi gợi sự tò mò cho người đọc.
Tiêu đề nêu câu hỏi, nội dung trả lời.

2. Bảng câu hỏi thăm dò – nhằm mục đích chọn lọc khách hàng.

3. Nếu là quảng cáo dạng tin tức, không được quên giới thiệu những đặc điểm hoặc tính năng MỚI của sản phẩm.

4. Nếu là quảng cáo trực tiếp – hãy đi thẳng vào nội dung bán hàng và tránh dông dài.

5. Nếu là quảng cáo gián tiếp – tạo tiêu đề mập mờ nhưng gây tò mò.

6. Nếu là viết dẫn dòng – đừng quên đề cập phần thưởng dành cho những ai đọc hết mẩu quảng cáo từ A đến Z.

7. Chốt sales – kêu gọi người đọc mua hàng.

8. Thông tin về giá cả và địa điểm mua hàng.

9. Giải thích nguyên nhân vì sao người đọc nên mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

10. Nếu bạn định viết quảng cáo dưới dạng một lá thư, hãy trình bày theo đúng khuôn mẫu và dàn ý của một bức thư chuẩn mực.

11. Dùng thủ pháp Trước – Sau (Before-After) để thể hiện tác dụng của sản phẩm hoặc dịch vụ.

12. Những sự chứng thực – cho thấy những ý kiến tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng cũ hoặc những người nổi tiếng.

13. Những trường hợp thành công – kể ra những ví dụ về việc sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã từng giúp đỡ hoặc giải quyết thành công vấn đề của khách hàng cũ.

14. Cung cấp thông tin và ưu đãi – không quên tặng miễn phí cho khách hàng các brochure, cuốn catalog hoặc những quyền lợi khác nếu có thể.

15. Nghệ thuật kể chuyện – kể một câu chuyện hấp dẫn liên quan đến sản phẩm / dịch vụ và những người sử dụng để thu hút khách hàng tiềm năng.

16. Ứng dụng những công nghệ hiện đại giúp làm tăng hiệu quả của quảng cáo, chẳng hạn như đầu tư vào việc thiết kế hoặc kiểu dáng đẹp mắt.

17. Nhận diện / chọn lọc khách hàng: tiêu đề nên thực hiện được chức năng này.

18. Cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm.

19. Địa điểm đặt quảng cáo: phù hợp, hoặc ấn tượng.

20. Sử dụng hình nhân hoặc linh vật quảng cáo nếu cần.

21. Tạo ra một câu chuyện hoặc địa điểm hư cấu nhằm tôn lên sản phẩm
(Ví dụ: hãng thuốc lá Malboro dựng nên một địa điểm hư cấu là đất nước Malboro để sử dụng làm bối cảnh cho các quảng cáo và chiến dịch marketing của họ).

22. Sử dụng truyện tranh hoặc hình vẽ mang phong cách truyện tranh.

23. Sử dụng người thật để quảng cáo: một người thật bằng xương bằng thịt ra mắt trước công chúng để nói về sản ph có thể tạo độ tin cậy cao nếu được thực hiện đúng cách.

24. Sáng tạo ra những từ ngữ đơn giản nhưng ấn tượng để người đọc dễ nhớ.

25. So sánh chất lượng quảng cáo của mình với đối thủ.

26. Nếu cần, có thể đặt ra một trò chơi hoặc một thử thách nho nhỏ có tính chất thu hút hoặc gợi trí tò mò nơi người đọc.

27. Không quên bảo hành sản phẩm hoặc dịch vụ.

28. Tập trung vào lời chào mời mua hàng.

29. Diễn giải tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ.

30. Có thể dùng nghệ thuật chơi chữ để thu hút người đọc, nhưng một khi đã dùng thì không quên giải thích ý nghĩa của sự chơi chữ trong quảng cáo của bạn.

31. Trong những thời khắc cao điểm, có thể tổ chức các cuộc thi hoặc các event “trục vớt” khách hàng tiềm năng.

32. Sử dụng các thủ thuật tạo độ “khan hiếm” cho sản phẩm để thúc giục người đọc phải mua ngay lập tức: giới hạn thời gian khuyến mãi, hoặc công bố số lượng ít.


Nguồn: Phan Nguyen Khanh Dan

1 comment:

  1. Tương tự, khi phân tích kỹ một mẩu quảng cáo, bạn sẽ nhận thấy rằng có rất rất nhiều yếu tố lắt nhắt, “nhỏ nhưng có võ”, vì chúng góp phần tạo nên tính hiệu quả cho mẩu quảng cáo đó, nhưng nhiều khi chúng ta lại quên béng. Trong loạt bài này tôi muốn cung cấp cho các bạn bảng checklist gồm 32 yếu tố dành cho việc viết quảng cáo, được tổng hợp từ nhiều tài liệu trên Internet về copywriting, để bạn có thể dễ dàng tự soạn ra những bài quảng cáo thật hiệu quả về sản phẩm hoặc dịch vụ của chính mình. In túi giấy cho shop thời trang
    In túi giấy đựng rượu

    In túi giấy đựng mỹ phẩm

    ReplyDelete